Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Top 5 loại Lệnh Giao dịch Chứng khoán Cơ bản

Kết quả của việc giao dịch chứng khoán thường phụ thuộc khá lớn vào loại lệnh được sử dụng. Sau khi đã chọn một nhà môi giới, có thể bạn sẽ muốn bắt đầu giao dịch cổ phiếu và chứng khoán ngay lập tức. Tuy nhiên, điều đầu tiên bạn cần làm là quyết định các loại lệnh giao dịch chứng khoán mà bạn sẽ sử dụng. Hơn nữa, bạn cũng cần xác định các tình huống và điều kiện thị trường cụ thể mà tại đó bạn sẽ áp dụng các loại lệnh giao dịch chứng khoán khác nhau.

None

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đánh giá 6 loại lệnh giao dịch cơ bản. Ngoài ra, chúng ta sẽ xác định tình huống nào nên sử dụng loại lệnh giao dịch nào một cách hiệu quả nhất.

Có các loại Lệnh Giao dịch Chứng khoán nào?

Như đã đề cập trước đó, các loại lệnh giao dịch chứng khoán được xác định bởi các điều kiện thị trường cụ thể. Chúng có thể phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Để chọn loại tốt nhất, cần phải tiến hành phân tích thị trường chuyên sâu, cân nhắc đến các nhận định thị trường, tin tức và các sự kiện liên quan đến chứng khoán. Danh sách dưới đây đề cập đến top 5 loại lệnh giao dịch chứng khoán khác nhau tùy thuộc vào tình huống đầu tư.

1. Lệnh Thị trường

Đây là loại lệnh phổ biến nhất và đơn giản nhất. Lệnh thị trường thể hiện bạn sẵn sàng bán hoặc mua một số lượng cổ phiếu cụ thể ở một mức giá nhất định. Trong một số trường hợp, giá mà bạn mua hoặc bán tài sản có thể hơi khác một chút nếu so với giá ban đầu. Đừng ngạc nhiên khi bạn nhìn thấy những chênh lệch nhỏ đó.

2. Lệnh Giới hạn

Các loại lệnh giao dịch này giúp bạn có thể giới hạn mức giá mà bạn sẵn sàng mua hoặc bán cổ phiếu. Chúng được sử dụng nhằm giới hạn giá tối thiểu hoặc tối đa của tài sản. Lệnh giới hạn khác với lệnh thị trường, vì tại một số thời điểm, có khả năng lệnh không được thực hiện.

Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

Trước khi đặt lệnh giới hạn, bạn cần quan tâm đến 3 điều kiện chính:

  1. Luôn có khả năng để giá cổ phiếu không bao giờ đạt đến giới hạn tối đa hoặc tối thiểu đã thiết lập. Có nghĩa là một nhà giao dịch thậm chí có thể không có cơ hội để thực hiện lệnh.
  2. Biến động giá cũng có thể là lý do không khớp lệnh, vì giá có thể di chuyển xuống thấp hoặc cao hơn giới hạn đã thiết lập. Điều này thường xảy ra trước khi bạn kịp thực hiện giao dịch. May mắn thay, sự ra đời của nhà môi giới trực tuyến đã giúp bạn có thể thực hiện các giao dịch gần như ngay lập tức. Đây là lý do tại sao tốc độ vào lệnh rất quan trọng khi chọn một nền tảng giao dịch.
  3. Lệnh có thể được khớp tự động khi giá tài sản đã chạm đến mức giới hạn, khi một cú lao dốc mạnh đột ngột diễn ra. Điều này dẫn đến việc khớp lệnh không mong muốn.

3. Lệnh AON (All-or-None)

Còn được biết đến như lệnh AON, lệnh này giúp tránh trường hợp khi một nhà giao dịch ra nhiều mức giá khác nhau cho cùng một lệnh và chia làm nhiều phần (thông thường, khi bạn muốn mua một lượng lớn cổ phiếu của một công ty). Lệnh AON giúp bạn xác định một mức giá duy nhất cho toàn bộ giao dịch. Mặt khác, có thể xảy ra trường hợp không có đủ số lượng cổ phiếu để khớp lệnh.

4. Lệnh khớp ngay hoặc hủy (Immediate or Cancel)

Bạn có thể đã nghe nói về lệnh này với tên gọi: lệnh giao dịch chứng khoán IOC. Lợi ích chính ở đây là nó giúp các nhà giao dịch khớp lệnh dù chỉ một phần trong toàn bộ khối lượng giao dịch. Điều này có thể xảy ra khi một công ty hết cổ phiếu để giao dịch khiến chúng không có sẵn ở mức giá thiết lập hoặc mức giá tốt hơn. Khi tình huống này diễn ra, khối lượng còn lại của giao dịch chưa được khớp sẽ bị hủy bỏ.

5. Lệnh Dừng

Lệnh dừng thường được so sánh với lệnh giới hạn, vì cả hai đều liên quan đến loại lệnh cắt lỗ trong số các lệnh giao dịch chứng khoán thông thường. Tuy nhiên, chúng khá khác nhau. Kỹ thuật này có thể được sử dụng trong trường hợp bạn muốn chốt lợi nhuận. Đồng thời, loại lệnh này mang lại sự linh hoạt hơn, vì chúng có thể dễ dàng chuyển đổi thành lệnh thị trường, khi giá tài sản đạt đến giá trị xác định trước (hoặc giá dừng). Tin vui là lệnh của bạn sẽ được thực hiện dù bất cứ điều gì xảy ra. Tin xấu là đôi khi bạn thậm chí sẽ không biết giá dừng được chốt là bao nhiêu.

Kết Luận

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đánh giá một số loại lệnh giao dịch chứng khoán khác nhau. Nhà giao dịch có thể chọn từ nhiều phương pháp giao dịch và công cụ để có thể thực hiện giao dịch theo nhiều cách tùy thuộc vào tình hình thị trường, phương pháp giao dịch và những yếu tố quan trọng khác. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải hiểu cách thị trường chứng khoán vận hành. Nó sẽ cho phép bạn chọn một loại lệnh tương ứng và nhanh chóng phản ứng với những biến động mạnh của thị trường.

Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.