Hẳn hầu hết nhà đầu tư đều đã nghe đến thuật ngữ axit-test ratio, ý nghĩa cũng tương tự như tỷ suất thanh toán nhanh quick ratio. Đây là công cụ được nhiều nhà đầu tư sử dụng để đo lường mức độ tin cậy và khả năng chi trả cổ tức của công ty theo cổ phiếu. Nói đến cổ tức là MTrading muốn đề cập các loại tài sản có thể được chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn, chứng khoán thị trường và nhiều thể loại tín phiếu tương đương tiền mặt khác.
Trong nội dung bài viết này, anh em ta sẽ đào sâu khái niệm tỷ suất thanh toán nhanh để hiểu cách thức hoạt động lẫn cách tính toán quick ratio. Nhà đầu tư học cách sử dụng một công thức rất đơn giản kèm ví dụ minh họa tỷ suất quick ration tường minh.
Như đã trình bày ở phần trên hệ số thanh toán nhanh quick ratio được xem là công cụ giúp đo lường khả năng thanh khoản các khoản đầu tư trong ngắn hạn của một công ty, còn được gọi là tài sản thanh toán nhanh. Những tài sản này thường có tính thanh khoản cao. Để tính hệ số thanh toán nhanh quick ratio ta chỉ cần đánh giá:
Công thức khá đơn giản, bạn chỉ cần chia tổng của các khoản 1, 2 và 3 cho khoản 4.
Quy trình này không hề đòi hỏi kiến thức hay kỹ năng gì đặc biệt. Nếu kết quả của phép tính trên nhỏ hơn 1, điều đó cho thấy rằng công ty không có tài sản lưu động thực sự để thanh toán theo nợ ngắn hạn. Nói cách khác, nhà đầu tư nên thận trọng khi cân nhắc công ty đầu tư tiềm năng.
Ngược lại, khi hệ số thanh toán nhanh của một công ty bằng 1 thì nghĩa là tổng giá trị tài sản lưu động bằng tài sản lưu động của công ty. Bên cạnh đó, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho nhà đầu tư khi công ty đó hoàn toàn có đủ nguồn lực để trả các khoản nợ hiện tại mà không cần phải bán đi tài sản dài hạn, đồng nghĩa công ty có thể giữ vững được hiệu suất kinh doanh và tiềm năng đa dạng hóa tài sản trong dài hạn. Hệ số thanh toán nhanh quick ratio vượt quá 1 thể hiện công ty có tổng lượng tài sản khả chuyển nhanh vượt quá tổng nợ ngắn hạn.
Lưu ý: khi hệ số thanh toán nhanh quick ratio của một công ty tăng lên, thì khả năng thanh khoản cũng tăng theo. Đây là một tín hiệu đáng mừng không chỉ đối với cộng đồng nhà đầu tư mà còn cho các chủ nợ mong muốn công ty trả được nợ kịp thời. Tuy nhiên tỷ suất quick ratio cao không phải lúc nào cũng tốt, vì điều này cho thấy dòng tiền mặt tích lũy dường như bị tắc nghẽn thay vì được hoàn vốn, tái đầu tư hay sử dụng vào các mục đích sản xuất khác.
Hãy tưởng tượng một công ty đang đăng ký vay khoản vay với mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Ta có thể sẽ cần đến bảng cân đối kế toán chi tiết để tính toán hệ số thanh toán nhanh/Bảng cân đối kế toán công ty tưởng tượng của chúng ta như sau:
Phép tính tỷ suất quick ratio: 10.000 đô la + 2.000 đô la + 500 đô la + 10.000 đô la + 4.000 đô la / 15.000 đô la = 1,16
Kết quả hệ số thanh toán nhanh cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng hoàn trả mọi khoản nợ phải trả còn tồn đọng bằng cách sử dụng tài sản lưu động và tài sản thanh khoản nhanh thậm chí dư chút ít.
Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.