Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Bẫy Giảm Giá (Bear Trap) là gì? Làm sao để phòng tránh?

Phe bán thích thị trường sụt giảm nhằm tìm kiếm cơ hội mua tài sản với giá thấp hơn. Tuy nhiên, rơi vào Bẫy giảm giá (Bear Trap) và mất tiền chắc chắn là tình huống mà nhà đầu tư không muốn gặp phải. Ngày nay, khả năng bị dẫn dắt vào bẫy là rất cao, khi trên thực tế, tất cả các thị trường lớn đều có những động thái bất ngờ. Điều này khiến phe mua khó lường trước được, liệu một tài sản nhất định có khả năng chạm đáy hoặc thậm chí xuống thấp hơn hay không.

None

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về tình huống thị trường có liên quan đến Bẫy giảm giá cũng như các cách để phòng tránh. Bên cạnh đó, bài viết sẽ giải thích sự khác biệt giữa bẫy tăng giá và bẫy giảm giá.

Bẫy Giảm Giá (Bear Trap) là gì?

Còn được gọi là mô hình bẫy giảm giá, tình huống này nói đến thị trường khi giá một tài sản bất ngờ đi xuống, khiến phần lớn các bên tham gia thị trường trở thành phe bán khống. Đồng thời, tình huống này có thể xảy ra sau khi giá tăng đột ngột đảo chiều khiến phe bán mất tiền bởi giá tăng cao hơn. Giao dịch của họ kết thúc với lệnh gọi ký quỹ (margin call). Để ngăn chặn điều đó, một số nhà đầu tư vay thêm cổ phiếu để củng cố vị thế của họ, điều này có thể dẫn đến một khoản nợ lớn hơn.

Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

Lưu ý: tin vui là bẫy giảm giá thường là một giai đoạn ngắn hạn. Mô hình này chủ yếu liên quan đến giao dịch kỹ thuật trong chiến lược đầu tư vào thị trường giảm. Phương pháp này sẽ không phù hợp với những người thích chiến lược mua và nắm giữ hoặc chiến lược giao dịch dài hạn.

Sự khác biệt giữa Bẫy Tăng Giá (Bull Trap) và Bẫy Giảm Giá (Bear Trap)

Để hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của bẫy giảm giá, chúng ta cần làm rõ sự khác biệt giữa bẫy tăng giá và bẫy giảm giá, để có thể thấy các nguyên nhân chính, đặc điểm và các yếu tố khác có thể giúp nhà đầu tư xác định một tình huống thị trường cụ thể.

Cả hai “bẫy” đều khá giống nhau, vì cả hai đều phát ra tín hiệu sai khiến nhà đầu tư bế tắc. Những tín hiệu đó thông báo một xu hướng phá vỡ khiến các bên tham gia thị trường có những động thái không phù hợp. Đồng thời, một cú đảo chiều sai khiến việc di chuyển trở lại xu hướng ban đầu để lại cho các nhà đầu tư các lệnh gọi ký quỹ (margin call) và khoản lỗ lớn, cả hai tình huống đều tương tự nhau.

Sự khác biệt giữa hai loại "bẫy" này bao gồm:

  1. Bẫy giảm giá: xu hướng di chuyển theo chu kỳ từ tăng đến giảm, chạm giá dưới các mức hỗ trợ quan trọng (đây là cách thị trường tạo ra các điều kiện thị trường giảm giá giả). Sau đó, giá đảo chiều đi lên.
  2. Bẫy tăng giá: tình huống này thì ngược lại. Sau một xu hướng giảm mạnh và ngay lập tức, giá bắt đầu di chuyển lên trên tạo ra các điều kiện và tín hiệu thị trường tăng giá giả. Các nhà giao dịch cố gắng nhảy vào với một vị thế mua, nhưng sau đó giá đảo chiều đi xuống.

Yếu tố tạo ra Bẫy Giảm Giá (Bear Trap)

Như đã đề cập trước đó, các đặc điểm chính xác định một bẫy giảm giá sắp hình thành không chỉ liên quan đến việc giá đột ngột đi xuống mà còn xuống dưới mức hỗ trợ quan trọng. Vì vậy, chúng ta có thể thấy các nhà đầu tư giảm giá bị mắc kẹt giữa xu hướng giảm và giá đột ngột đảo chiều tăng.

Các nguyên nhân chính có thể đến từ:

  • Giá giảm và di chuyển xuống dưới mức hỗ trợ.
  • Các nhà giao dịch đổ xô tham gia thị trường với vị thế bán.
  • Thời gian để giá duy trì dưới mức hỗ trợ khá nhanh. Trong thời gian ngắn, giá sẽ đi lên.

Làm thế nào để không rơi vào Bẫy Giảm Giá (Bear Trap)

Cách duy nhất để không rơi vào bẫy giảm giá là phòng tránh nó. Nghĩa là, một nhà giao dịch không nên vào cùng một vị thế với những nhà đầu tư còn lại. Dưới đây là một số bí quyết thiết thực có thể hữu ích cho nhà đầu tư:

  • Nếu khối lượng giao dịch thấp (ở đây bạn có thể cần một số chỉ báo khối lượng để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường), đừng bao giờ vào lệnh bán. Khối lượng giao dịch càng thấp, rủi ro mắc bẫy giảm giá càng cao. Ngoài ra, tránh bán khống cùng với các nhà giao dịch khác.
  • Áp dụng các chiến lược giao dịch khác nhau. Hãy thử các phương pháp và kỹ thuật khác nhau.
  • Sử dụng kỹ thuật tiên tiến và các chỉ báo kỹ thuật. Ví dụ, các mức Fibonacci có thể hữu ích. Công cụ này cực kỳ mạnh mẽ khi xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.

Kết Luận

Khi mắc vào bẫy giảm giá, các nhà đầu tư có thể thấy giá cổ phiếu của họ giảm. Thực tế này thường kích thích các động thái giảm giá, trong khi phần lớn các nhà đầu tư thường bán khống. Nó dẫn đến mất vốn và giảm giá trị tài sản, tuy nhiên giá cả chắc chắn sẽ đảo chiều và đạt đến mức cao ban đầu.

Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.