Mô hình biểu đồ giá ABCD là một trong những mẫu hình ổn định và mạnh mẽ nhất từng được sử dụng trong giao dịch tài chính. Ai cũng hiểu việc đọc ra và phát hiện các mô hình biểu đồ giao dịch quan trọng như thế nào đối với nhà giao dịch theo ngày ở mọi trình độ. Bên cạnh đó, các mô hình kỹ thuật thường là thành tố then chốt cuối cùng cần xem xét khi xử lý biến động trên thị trường tài chính.
Mọi mô hình đều đóng vai trò cầu nối giữa xu hướng giá và nhà giao dịch. Mô hình là một manh mối phản ánh nguyên nhân của biến động giá. Đây là điều làm cho mô hình ABCD trở nên đặc biệt và chắc chắn là rất đáng để tìm hiểu và ứng dụng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mô hình ABCD là gì cũng như các mẹo để vẽ và giao dịch với mô hình.
Mô hình ABCD là một trong những mô hình dễ phát hiện và xác định nhất. Mô hình có cấu trúc rất đơn giản, thường chỉ bao gồm hai chân giá tương đương nhau. Mô hình này thuộc nhóm mô hình harmonic được sử dụng để xác định động lượng khi giá đảo chiều. Ưu điểm tuyệt vời của mô hình ABCD là trên thực tế ABCD có khả năng giúp ích cho cả phe bò và phe gấu, vì mô hình thể hiện các thay đổi chiều hướng giá tăng lẫn giảm.
Mô hình khởi đầu với điểm tăng giá đột biến ban đầu (điểm A), được kết nối với một xu hướng tăng mạnh. Trong giai đoạn này, nhà giao dịch thường tích cực mua vào tài sản. Áp lực mua vào mạnh chắc chắn sẽ dẫn đến thị trường bị quá mua và giá tài sản chuyển sang mức cao trong ngày. Kết quả là phe mua trở thành phe bán với nỗ lực bán ra cổ phiếu và chốt về lợi nhuận. Vì vậy thị trường xuất hiện một đợt giật về pullback mạnh theo sau cú tăng đột biến đầu tiên.
Khi thị trường đảo chiều và phe bán áp đảo phe mua, mức giá thấp nhất trong phiên ngày (điểm B) sẽ xuất hiện trên mô hình. Điểm này thể hiện tình hình giảm giá nhanh chóng. Nhà giao dịch không nên tham gia thị trường bằng lệnh mua hoặc bán trừ khi ta biết chính xác độ sâu của cú pullback.
Chọn lựa khôn ngoan là bình tĩnh chờ đợi cho đến khi cuối cùng biểu đồ giá chạm đến mức thấp cao hơn cho thấy sức mạnh của mô hình và thường điểm này nằm trên mức thấp nhất trong ngày (điểm B). Thời điểm tốt nhất để bắt đầu lập kế hoạch giao dịch của bạn là khi giá chạm mức thấp cao hơn tại điểm C. Điểm D là vị trí các nhà giao dịch coi là điểm chốt lợi nhuận.
Hẳn nhiên có một số lý do tại sao nhà giao dịch nên sử dụng mô hình ABCD cùng với chiến lược giao dịch trong ngày. Các ưu điểm gồm:
Về lý thuyết thì mọi thứ trông có vẻ rất dễ dàng. Mô hình ABCD vận hành tốt cho cả phe bò và phe gấu. Mô hình hiển thị tất cả các dữ liệu cần thiết và thời điểm giá cả chuyển hướng. Tuy nhiên, người mới bắt đầu có thể cảm thấy hơi phức tạp khi sử dụng mô hình này trong giao dịch thị trường thực. Vì vậy chúng tôi ở đây sẵn sàng hỗ trợ nhà đầu tư và cung cấp một số thủ thuật phù hợp với các tình huống giao dịch thường gặp nhằm giúp anh em mới nhập môn hiểu sâu hơn cách hoạt động của mô hình này.
Những ví dụ sau đây không phải là duy nhất. Còn nhiều cách khác để nhà giao dịch có thể kiếm lời thông qua việc áp dụng mô hình biểu đồ ABCD.
Đây chỉ là một số trong rất nhiều cách sử dụng mô hình biểu đồ ABCD trên thị trường. Hãy đảm bảo bạn hiểu cách hoạt động của mẫu hình trước khi triển khai nó như một phần trong kỹ thuật giao dịch của bạn.
Việc giao dịch luôn hiệu quả hơn với một dịch vụ môi giới đáng tin cậy. Hãy giao dịch cùng một trong những điều kiện giao dịch tốt nhất trên thị trường với MTrading. Chúng tôi mang lại dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm tại địa phương, nền tảng giao dịch miễn phí, dịch vụ sao chép giao dịch và nhiều tính năng thú vị khác. Hãy tham gia ngay hôm nay!
Mô hình biểu đồ ABCD là một công cụ kỹ thuật linh hoạt và dễ sử dụng giúp xác định khi nào giá tài sản sẽ đảo chiều ngay cả khi giá đổi hướng lần thứ hai sau khi xu hướng mất đi sức mạnh. Mô hình hoạt động tốt cho cả bên bò lẫn bên gấu muốn theo dõi sự kết hợp của dạng hình kỹ thuật, giá cả và thời gian trên một mô hình duy nhất.
Bài viết này không chứa và không được xem là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, ưu đãi hay mồi chào cho bất kỳ giao dịch tài chính nào. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu rõ các rủi ro trong ngành.