Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Sàn môi giới ECN và STP là gì?

Việc lựa chọn một sàn giao dịch đáng tin cậy và uy tín là bước quan trọng trước khi bắt đầu giao dịch. Một nền tảng giao dịch tốt sẽ là "đối tác" lâu dài của bạn, luôn sẵn sàng giúp đỡ hoặc cung cấp đa dạng các tính năng giao dịch cần thiết. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư mới gặp khó khăn trong việc lựa chọn website và các dịch vụ môi giới được cung cấp.

None

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích sự khác biệt giữa sàn môi giới ECN và STP. Bạn sẽ biết được cách các sàn này chuyển lệnh, ưu điểm và nhược điểm chính, cũng như các thông tin khác nhằm giúp bạn quyết định loại sàn nào phù hợp với bạn và tại sao.

Nên chọn loại sàn môi giới nào?

Nhìn chung, có hai loại sàn môi giới. Loại đầu tiên quản lý các lệnh thông qua "dealing desk" (bàn giao dịch). Cả sàn ECN và STP đều thuộc loại nền tảng non-dealing desk (sàn đẩy lệnh). Có nghĩa là tất cả các lệnh được chuyển trực tiếp, các sàn môi giới này trở thành một lựa chọn tốt cho nhà giao dịch bởi các lý do sau:

  1. Đảm bảo tốc độ khớp lệnh nhanh nhất.
  2. Cung cấp chênh lệch giá thấp với mức phí giao dịch cố định.
  3. Nhà giao dịch có thể mua bán tài sản 24/7 bất chấp lịch giao dịch truyền thống.

Ngoài ra, khách hàng có thể tận dụng điều kiện giao dịch theo thời gian thực cùng với khả năng tham gia trực tiếp vào thị trường liên ngân hàng.

Vậy sàn môi giới ECN/STP chính xác là gì? Hai khái niệm này khác nhau như thế nào và nên chọn loại nào?

Điều kiện giao dịch tốt nhất trên thị trường
Bonus Tiền Nạp
lên đến 200% Bonus Tiền Nạp 
lên đến 200%
Chênh lệch giá chỉ từ 0 pip Chênh lệch giá chỉ từ 0 pip
Nền tảng Sao chép
Giao dịch được trao giải Nền tảng Sao chép
Giao dịch được trao giải
Tham Gia Ngay

ECN và STP là gì?

Trước hết, cả ECN và STP đều ám chỉ các sàn môi giới non-dealing desk (sàn đẩy lệnh). Lệnh giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện bằng phương pháp điện tử ngay lập tức, hệ thống sẽ tự động chọn mức giá tốt nhất hiện có. Tính năng này loại bỏ nguy cơ xung đột lợi ích giữa nhà giao dịch và sàn môi giới của họ.

ECN là viết tắt của Electronic Communications Network - Mạng Truyền Thông Điện Tử. Những sàn môi giới này không can thiệp trong quá trình chuyển lệnh trực tiếp vào thị trường liên ngân hàng. Như đã đề cập ở phần trên, mỗi lệnh được xác định với mức giá tốt nhất hiện có trên thị trường. Nhiệm vụ chính của nhà môi giới ECN là cung cấp dịch vụ chuyển lệnh mà không phụ thuộc vào danh tính của người giao dịch hoặc các lệnh dừng (stop order) được đặt.

STP là viết tắt của Straight Through Processing - Quá Trình Xử Lý Trực Tiếp. Công nghệ này chuyển tiếp mỗi lệnh đến thị trường hoặc bên thứ ba bằng điện tử. Nói một cách đơn giản, các lệnh cũng được chuyển tự động. Tuy nhiên, lộ trình chuyển lệnh có sự khác nhau.

Điểm tương đồng giữa Sàn môi giới ECN và STP

Điểm tương đồng chính đó là cả hai loại sàn môi giới đều không chuyển lệnh qua bàn giao dịch (dealing desk). Thay vào đó, các sàn này chuyển lệnh trực tiếp vào thị trường. Ngoài ra, bạn cần xem xét một số điểm tương đồng khác của 2 loại sàn môi giới này trước khi bắt đầu giao dịch:

  • Không loại sàn môi giới nào sử dụng bàn giao dịch (dealing desk) để chuyển lệnh giao dịch;
  • Mỗi loại sàn môi giới này đều cung cấp mức chênh lệch giá mua-bán thấp;
  • Cả hai loại sàn đều giúp nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào thị trường.

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, sàn môi giới ECN và STP không giống nhau.

Sự khác biệt giữa các sàn môi giới ECN và STP

Trước khi chọn một loại sàn môi giới để bắt đầu giao dịch, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những khác biệt sau đây:

  1. Xét trên một góc độ nào đó, giao dịch ECN có vẻ minh bạch hơn, vì nó không chuyển lệnh đến các bên đối tác. Lộ trình chuyển lệnh rõ ràng và không thay đổi. Các sàn STP có thể chuyển lệnh giao dịch đến các nhà cung cấp thanh khoản khác bao gồm cả các nền tảng ECN hoặc STP khác.
  2. Bạn luôn phải trả phí hoa hồng cho mỗi giao dịch ECN dù bạn thắng hay thua. Với giao dịch STP, khách hàng trả phí hoa hồng dựa trên lợi nhuận của họ.
  3. Các sàn STP thường cung cấp mức chênh lệch giá cố định trong khi các khách hàng giao dịch trên sàn ECN chịu mức chênh lệch giá thả nổi.

Việc lựa chọn loại sàn môi giới sẽ phụ thuộc vào chiến lược bạn chọn cũng như sở thích giao dịch cá nhân. Để giúp bạn đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn, chúng tôi đã nêu rõ một số điểm cốt lõi cần cân nhắc.

Chuyển lệnh

Như đã đề cập ở phần trên, sự khác biệt chính giữa các nhà môi giới ECN và STP nằm ở cách họ chuyển lệnh của khách hàng. ECN chuyển mỗi giao dịch trực tiếp đến thị trường giao dịch liên ngân hàng, bỏ qua các bên trung gian và đối tác. Điều này làm cho ECN trở thành một lựa chọn tốt hơn cho những nhà giao dịch muốn thực hiện nhiều lệnh ngay lập tức, ví dụ như các scalper (nhà giao dịch theo trường phái Scalping).

Các sàn môi giới STP chuyển giao dịch đến các đối tác khác. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chậm trễ trong quá trình khớp lệnh, vì họ không sử dụng bàn giao dịch (dealing desk). Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ khớp lệnh tổng thể.

Tốc độ khớp lệnh

Với đặc điểm về cách thức chuyển lệnh, rõ ràng rằng các nhà môi giới ECN thực hiện lệnh nhanh hơn. Tốc độ khớp lệnh cao hơn. Nói một cách đơn giản, nhà đầu tư có thời gian giao dịch nhiều hơn cùng với chi phí thấp hơn.

Đối với các nhà môi giới STP, thời gian khớp lệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào lộ trình được chọn để chuyển lệnh của bạn đến thị trường. Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, chúng có thể khác nhau.

Phí Giao Dịch

Vấn đề về chi phí giao dịch rất quan trọng, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu. ECN thu một khoản phí cho mỗi giao dịch bất kể kết quả. Bạn có thể thắng hoặc thua nhưng vẫn phải trả phí. Khoản phí này thường rất thấp.

STP thường thu phí từ lợi nhuận. Mặc dù chúng tôi đã đề cập về việc sàn STP thiết lập spread cố định, một số nền tảng vẫn áp dụng spread thả nổi.

Ưu điểm và Nhược điểm của Sàn môi giới ECN

Bây giờ, hãy tập trung vào một số điểm mạnh và yếu của việc giao dịch với một sàn môi giới ECN.

Ưu điểm

  • Khách hàng nhận được giá thị trường tốt nhất, spread thấp và tốc độ khớp lệnh nhanh.
  • Không có rủi ro trượt giá và báo giá lại (requote).
  • Spread thấp, thường bằng không.
  • Sàn ECN không can thiệp vào lệnh của khách hàng.
  • Giá biến động, khiến giao dịch với sàn ECN trở thành một lựa chọn hoàn hảo để scalping.
  • Giao dịch theo thời gian thực với khả năng tham gia trực tiếp vào thị trường liên ngân hàng.

Nhược điểm

Nhược điểm chính ở đây là nhà giao dịch luôn phải trả phí hoa hồng cho mỗi lệnh được mở. Không quan trọng bạn thắng hay thua. Bạn luôn phải trả phí.

Ưu và Nhược điểm của Sàn môi giới STP

Sàn môi giới ECN không phải là lựa chọn duy nhất để bắt đầu giao dịch. Sàn STP cũng có thể phù hợp tùy thuộc vào các chiến lược và phương pháp của bạn. Hãy xem qua các ưu điểm của loại sàn môi giới này.

Ưu điểm

  • Nhà giao dịch có thể tận dụng spread thấp và ổn định.
  • Sự biến động của giá khiến STP trở thành lựa chọn hoàn hảo để giao dịch trong ngày.
  • Tham gia trực tiếp vào thị trường liên ngân hàng.

Như bạn có thể thấy, các ưu điểm của 2 loại sàn môi giới đa phần như nhau.

Nhược điểm

Về nhược điểm, sàn STP thường được sử dụng như một nơi kết nối giữa nhà giao dịch và các nền tảng lớn hơn. Điều này dẫn đến việc thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện lệnh. Nói một cách đơn giản, nhà giao dịch không thể theo dõi được lộ trình các lệnh của mình sẽ đi như thế nào.

Kết luận

Nói tóm lại, cả hai loại sàn môi giới đều có thể là một lựa chọn tốt để bắt đầu giao dịch. ECN cung cấp lộ trình chuyển lệnh minh bạch hơn một chút bên cạnh giá dễ biến động và chênh lệch giá thấp. Tất cả các yếu tố này giúp chi phí giao dịch thấp hơn, khớp lệnh nhanh hơn.

Bài viết này không chứa và không được xem là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, ưu đãi hay mồi chào cho bất kỳ giao dịch tài chính nào. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu rõ các rủi ro trong ngành.