Bài viết này mang lại cho nhà giao dịch mới tham gia và nhà giao dịch tầm trung khái niệm chi tiết về cả lý thuyết Sóng Neo lẫn mô hình Sóng Neo, cũng như giải thích Lý thuyết Sóng Elliott (liên quan chặt chẽ với Lý thuyết Sóng Neo).
Bài viết được soạn thảo nhằm giúp nhà giao dịch hiểu được mối liên hệ giữa hai lý thuyết sóng và xác định lý do tại sao đây là một lý thuyết nên được xem xét áp dụng vào hệ thống giao dịch của nhà đầu tư.
Bài viết này thảo luận về việc Lý thuyết sóng Neo được liên hệ như thế nào với Lý thuyết sóng Elliott và tại sao lý thuyết lại được nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp đặt niềm tin khi dự đoán xu hướng tương lai trên biểu đồ phân tích sóng.
Kiến thức cần nắm:
Để hiểu đầy đủ khái niệm về Lý thuyết sóng Neo, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn đã hiểu đầy đủ về Lý thuyết sóng Elliott trước.
Lý thuyết Sóng Neo là một dạng nâng cao của lý thuyết Sóng Elliott, là một loại phân tích kỹ thuật mà các nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng với mục đích xác định các mẫu giá xuất hiện thường xuyên (theo các sóng trên biểu đồ giao dịch) và cũng được kết nối với tính nhất quán trong tâm lý và cảm tính thị trường của nhà giao dịch.
Nói một cách đơn giản thì Lý thuyết sóng Elliott đo lường cảm giác thị trường của nhà giao dịch chuyên nghiệp về các khoản đầu tư nhất định và các con sóng chỉ ra sự thay đổi trong quan điểm tổng thể đối với các khoản đầu tư đó cũng như sự thay đổi của các mô hình giá nói chung.
Lý thuyết sóng Elliott hoạt động dựa trên giả thuyết rằng các chuyển động của giá cổ phiếu có thể được dự đoán, vì chúng thường xuyên thay đổi theo các mô hình tăng và giảm (hay còn gọi là sóng), và do đó, có thể dự đoán vùng giá cổ phiếu có thể hướng tới trong tương lai.
Kiến thức quan trọng:
Tác giả của Lý thuyết sóng Elliott, R.N. Elliot, ban đầu đã tuyên bố rằng thị trường chứng khoán không di chuyển một cách ngẫu nhiên, đúng hơn, chúng thực sự di chuyển một cách có hệ thống, tuân theo các thông số Fibonacci cũng như các quy luật tự nhiên.
Sự chuyển động giá cả được hiển thị trên biểu đồ mà chúng ta gọi là "sóng". Biến động giá trong các đợt sóng sau đó được phân loại thành hai loại chủ yếu: Sóng xung lực và Sóng điều chỉnh.
Cấu trúc thị trường càng phức tạp thì Lý thuyết sóng Elliott càng ít có khả năng hiệu quả trong việc dự đoán biến động giá. Đây là lúc bản chất chủ quan của Lý thuyết sóng Elliott xuất hiện, và do đó, nó đưa đến sự thiên vị chủ quan và sự thiếu chính xác.
Và đây là lúc Lý thuyết Sóng Neo phát huy tác dụng của nó. Lý thuyết Sóng Neo có hơn 15 quy tắc khác nhau nhằm xác định một mô hình xung lực cơ bản.
Do đó, Lý thuyết Sóng Neo mô phỏng lại cách các nhà giao dịch chuyên nghiệp có thể xem biến động giá trước khi họ đưa ra dự đoán nhằm đơn giản hóa các sóng để cải thiện xác suất về độ chính xác của chúng.
Kiến thức chính đúc kết được:
Lý thuyết Sóng Neo là một phương pháp mới hơn về phân tích sóng, và nó được lập luận bởi người sáng tạo ra phương pháp này (nhà phân tích tài chính, Glenn Neely) và những người cùng thời với ông, rằng phương pháp này thực sự tốt hơn nhiều để dự đoán biến động giá trong tương lai, và do đó, chỉ báo xu hướng sóng đáng tin cậy hơn dành cho nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng.
Điều này là do lý thuyết tìm cách giảm thiểu tính chất chủ quan của Lý thuyết sóng Elliott, và do đó cải thiện tính khách quan của phân tích sóng, đồng thời cải thiện độ chính xác tổng thể về khả năng dự đoán của phân tích sóng.
Lý thuyết Sóng Neo đưa ra các quy tắc và yếu tố bổ sung mà các nhà phân tích cần xem xét, cũng như các mô hình biểu đồ điều chỉnh bổ sung, bao gồm Mô hình mở rộng sóng thứ 3 và Mô hình lỗi sóng thứ 5.
Yếu tố khung thời gian cũng là một phần thiết yếu của logic đằng sau lý thuyết này, vì thời lượng của các loại phân đoạn mô hình khác nhau được sử dụng để đánh giá xem một mô hình đã thực sự hình thành hay chưa.
Lý thuyết này cho rằng nếu các mô hình mất quá nhiều thời gian để hình thành hoặc kết thúc quá nhanh thì chúng không thể được coi là các mô hình đầy đủ thật sự.
Mô hình sóng Neo (còn được gọi là mô hình đối xứng Neo) là một mẫu hình gồm 9 chân và không bao gồm sóng x. Ngoài ra, đây là mô hình sóng duy nhất cho phép sự tương đồng về độ phức tạp, khung thời gian và giá cả trên mỗi mô hình sóng con.
Ngoài ra, trong hầu hết các sóng Neo, thời gian, phạm vi giá và độ phức tạp sẽ có trong các sóng và sẽ tương tự với mỗi sóng. Sự giống nhau này không thường thấy trong bất kỳ mô hình sóng nào khác.
Nếu cảm thấy đã nắm được cơ bản Lý thuyết Sóng Neo, nhưng bạn muốn kiểm thử lý thuyết để xem bạn hiểu được lý thuyết và khả năng ứng dụng nó vào giao dịch đến mức nào, bạn có thể mở tài khoản giao dịch demo với MTrading để trải nghiệm ngay!
Không chỉ có quyền truy cập vào môi trường giao dịch ảo, nơi bạn có thể giao dịch với các quỹ ảo, với các phiên bản ảo của cổ phiếu và đầu tư, cũng như sử dụng thông tin thực từ thị trường, mà còn có thể tận dụng các ưu điểm của nền tảng giao dịch MetaTrader 4 tiên tiến!
Với nền tảng này, bạn có thể truy cập vào rất nhiều biểu đồ giao dịch, công thức, chiến lược, công cụ, kỹ thuật và nhiều thứ hữu ích khác. Đây thực sự là nơi tốt nhất để kiểm thử Lý thuyết Sóng Neo xem lý thuyết hoạt động như thế nào so với các kiểu phân tích kỹ thuật khác và để kiểm tra xem liệu nó có phù hợp với chiến lược giao dịch của bạn không!
Hơn thế nữa, một khi đã sẵn sàng nhà đầu tư có thể chuyển đổi sang thị trường thật, và rất dễ dàng để thực hiện điều này vì tài khoản được lập trình theo cách cho phép bạn chuyển đổi liền mạch giữa tài khoản demo và tài khoản thực. Bạn còn chờ đợi gì nữa?
Bài viết này không chứa và không được xem là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, ưu đãi hay mồi chào cho bất kỳ giao dịch tài chính nào. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu rõ các rủi ro trong ngành.