Năm 2021 có vẻ là một năm tuyệt vời để đầu tư vào tiền điện tử (crypto). Tuy nhiên, cục diện này đang thay đổi nhanh chóng, tạo ra các xu hướng tiền điện tử mới cần xem xét vào năm 2022. Trong khi các xu hướng tiền điện tử hiện tại vẫn có tác động lớn đến quá trình giao dịch, chúng chắc chắn sẽ được thay thế bằng các xu hướng thống trị mới, sẽ ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư và nhà giao dịch.
Những gì từng được một cộng đồng nhỏ các nhà đầu tư đón nhận, đã bước đầu phát triển thành các xu hướng tiền điện tử thịnh hành ngày nay. Tiền điện tử đã trở thành một cái tên quen thuộc thu hút ngày càng nhiều người (cả chuyên gia và nhà đầu tư) giành lấy đồng coin của họ và tham gia vào giao dịch tiền điện tử.
Thách thức chính ở đây không chỉ là trở thành một phần của cộng đồng này mà còn phải nắm bắt được các xu hướng tiền điện tử và thị trường nói chung. Ngoài ra, điều quan trọng là không chỉ học cách nắm bắt mà còn cả cách theo dõi các xu hướng tiền điện tử. Vậy, những xu hướng mà nhà đầu tư nên cân nhắc trong năm 2022 là gì?
Đồng coin thống trị này vẫn là vua của các loại tiền điện tử (crypto). Đây là đồng coin chính để giao dịch hoặc đầu tư. Nó vẫn nằm trong danh sách 3 đồng coin hàng đầu để giao dịch trong năm 2022. Làn sóng này rất khó thay đổi ngay cả khi xem xét đến mức giảm 20% đã diễn ra trong năm trước. Thực tế này đã khiến phần lớn các nhà đầu tư tìm kiếm các lựa chọn thay thế ổn định hơn như các đồng ETH, Polkadot và các tài sản khác hình thành nên xu hướng tiền điện tử chính ngày nay.
Mặt khác, các nhà đầu tư dài hạn vẫn quan tâm đến việc nắm giữ BTC. Số lượng nhà giao dịch sẵn sàng tham gia thị trường với vị thế mua và nắm giữ tài sản này đã tăng 16% vào năm 2021. Đồng thời, 32% nhà giao dịch trong ngày và phe nắm giữ ngắn hạn đã quyết định rời khỏi thị trường BTC. Tất cả đã dẫn đến tổng nguồn cung Bitcoin đạt mức cao nhất với 13 triệu BTC được khai thác. Kết quả là chúng ta đang thực sự chứng kiến một ví dụ về sự củng cố vĩ mô, điều này khiến các nhà đầu tư cảm thấy lạc quan hơn về lâu dài.
Để đối chọi với tiền điện tử, các ngân hàng bắt đầu phát triển tiền xu và tài sản kỹ thuật số do nhà nước phát hành. Ngày càng có nhiều quốc gia tung ra đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên của họ còn được gọi là CBDC. Mặc dù chúng chủ yếu vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng đối với các ngân hàng, rõ ràng thanh toán kỹ thuật số đã trở thành hiện thực và do đó, trở thành một trong những xu hướng tiền điện tử hiện nay.
Nói cách khác, các ngân hàng đang đối mặt với sự cần thiết của việc tạo ra phiên bản tiền kỹ thuật số của họ để cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch khác nhau khi đang di chuyển. Trong khi các thử nghiệm của CBDC được công bố sẽ triển khai trong năm 2022 (Nhật Bản và Thụy Điển đã triển khai chúng), phần lớn các quốc gia chắc chắn sẽ hướng tới việc phát hành tiền kỹ thuật số nhà nước của họ.
Một số quốc gia quyết định tiến xa hơn nữa. Ví dụ, chính phủ Trung Quốc tin rằng họ có thể không chỉ ban hành CBDC mà còn áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với các loại tiền điện tử thay thế. Ấn Độ rất có thể sẽ đi theo phương thức số hóa tài sản tương tự. Nhiệm vụ chính là làm cho quá trình xử lý thanh toán kỹ thuật số nhanh chóng và dễ dàng nhất có thể. Bên cạnh đó, bằng cách cắt giảm một số đồng coin chính, các quốc gia có thể làm cho quá trình này tiết kiệm chi phí hơn.
Với việc các ngân hàng chuyển sang kỹ thuật số và các quốc gia đang cố gắng cắt giảm một số đồng coin, các quy định mới rất có thể sẽ ra mắt vào năm 2022. Vào năm trước, chúng ta đã thấy một số nỗ lực qua việc Trung Quốc cấm tất cả các hoạt động liên quan đến tiền điện tử. Ngay cả các cơ quan nhà nước của Hoa Kỳ cũng đã thực hiện các bước nhất định để điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của thị trường tiền điện tử.
Các cơ quan quản lý sẽ cố gắng hết sức để làm cho thị trường tiền điện tử ít biến động hơn. Điều này được hỗ trợ bởi các nỗ lực xem xét kỹ lưỡng điều kiện DeFi (tài chính phi tập trung). Các nhà quản lý tin rằng các giai đoạn này sẽ có thể ngăn ngừa thiệt hại kinh tế do việc bán tháo một lượng lớn tiền điện tử. Ngoài ra, các quy định mới sẽ cho phép các nhà chức trách giữ quyền kiểm soát đối với các cá mập tiền điện tử.
Việc áp dụng điều kiện DeFi (tài chính phi tập trung) đi kèm với những rủi ro lớn. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy các quốc gia đang cố gắng ngăn cản việc áp dụng nó. Thách thức chính ở đây là việc thiếu sót trong bảo vệ dữ liệu tài chính, khả năng điều chỉnh quy mô và các vấn đề khác như tính toán điểm tín nhiệm (mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng) một cách chính xác.
Mặt khác, ngày càng có nhiều công ty đang tìm cách gia nhập DeFi bằng các giải pháp blockchain tiên tiến. Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để biến DeFi trở thành lựa chọn ưu tiên cho không chỉ các tập đoàn Fintech, mà còn cho các tổ chức tài chính và tổ chức chính phủ khác. Với hơn 200 tỷ USD đã được đầu tư vào DeFi, các chuyên gia tin rằng nhu cầu sẽ còn cao hơn trong năm 2022.
Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.