Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Tỷ suất P/E là gì và ứng dụng P/E dành cho nhà đầu tư mới

Tỷ suất giá cổ phiếu chia lợi nhuận P/E là một chỉ số kỹ thuật nằm trong bộ phân tích tỷ suất rộng hơn được sử dụng để đo lường giá trị doanh nghiệp. Phương pháp này cũng được sử dụng vào mục đích kiểm tra báo cáo tài chính chi tiết của một công ty trên khía cạnh giao dịch cổ phiếu và trái phiếu. Ngoài ra, tỷ suất P/E cũng giúp xác định tình trạng tài chính hiện tại và sức mạnh tổng thể của một doanh nghiệp nhất định.

None

Việc phân tích cổ phiếu doanh nghiệp thường bao gồm một số khía cạnh quan trọng được chia thành nhiều nhóm cụ thể bao gồm tính thanh khoản, giá trị vốn hóa thị trường, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và quản lý nợ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm tỷ suất giá trên lợi nhuận là gì cũng như các phương pháp tính toán và phân tích tỷ suất khi giao dịch trên thị trường tài chính.

Cách tính tỷ suất P/E

Tỷ suất giá cổ phiếu trên lợi nhuận P/E là gì? Đây là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu của một công ty và cổ phiếu tương ứng. Nhà giao dịch có thể quan sát giá cổ phiếu hiện tại trên tài khoản phái sinh của mình. Để tính toán tỷ suất P/E, ta cần xác định EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu). Để tính EPS nhà đầu tư chỉ cần sử dụng công thức:

  • EPS = Doanh thu thuần / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Khi đã có giá trị EPS, nhà đầu tư có thể tính tỷ suất P/E bằng công thức sau:

  • Tỷ suất P/E = Giá hiện tại của cổ phiếu / EPS.

Một khi chúng ta đã biết cách tính toán tỷ suất giá/lãi suất, hãy xem cách tỷ suất được áp dụng và phân tích trên thị trường tài chính.

Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

Đọc hiểu và ứng dụng tỷ suất P/E

Như nhà đầu tư đã tìm hiểu ở phần trên, tỷ suất giá trên lợi nhuận giúp ta có thể định giá giá trị của một công ty theo doanh thu thuần trong hiện tại và mức giá cổ phiếu. Tuy vậy, đôi khi giá cổ phiếu không phản ánh chính xác doanh số của một công ty nhất định.

Nói cách khác, một công ty có tỷ suất P/E thấp có thể hấp dẫn hơn so với một công ty có suất P/E cao. Mặt khác, một công ty có tỷ suất P/E cao hơn lại chắc chắn sở hữu tiềm năng sinh lời lớn hơn khi đầu tư dài hạn để kiếm nguồn thu nhập trong tương lai. Đây chính là yếu tố biến thông số này trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư.

Hạn chế của tỷ suất giá cổ phiếu trên lợi nhuận

Tỷ suất này đóng vai trò công cụ kỹ thuật dành riêng cho phân khúc thị trường ngách. Bên cạnh đó, tỷ suất có thể được sử dụng để so sánh các công ty với nhau. Điều vui mừng dành cho nhà đầu tư chính là cả hai doanh nghiệp đều có những ưu điểm khác nhau tương ứng với mức tỷ suất cao hoặc thấp. Tuy nhiên, thông số này cũng có thể gây hiểu nhầm trong một số trường hợp cụ thể sau:

  1. Ngành nghề hoạt động của công ty bị định giá quá cao - tình trạng này xảy ra khi nhà đầu tư quá lạc quan vào công ty khiến giá cổ phiếu tăng cao dẫn đến nguy cơ mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường gọi là “bong bóng”.
  2. Doanh số phi cốt lõi tăng đột biến không thường xuyên - giả sử, nhà đầu tư nhận được cổ tức cao bất thường từ cổ phiếu của công ty. Trong trường hợp này, tỷ suất P/E bị thể hiện khộng đúng với bản chất hoạt động của công ty.
  3. Hoạt động kinh doanh có tính chất chu kỳ - đây là thực trạng phổ biến khi nhiều doanh nghiệp đa ngành nghề hoạt động trong môi trường có tính chu kỳ. Ngành công nghiệp ô tô, bất động sản, sản xuất năng lượng và một số lĩnh vực quan trọng khác là những ví dụ điển hình. Tất cả các ngành này đều tạo ra thu nhập trên cơ sở xoay vòng dòng vốn.

Khi một trong các tình huống nêu trên xảy ra, tỷ suất giá trên lợi nhuận có thể bị tính ra phi hợp lí. Vì lý do này, nhà đầu tư nên sử dụng các chỉ số kinh tế bổ sung để đánh giá đúng giá trị và sức mạnh của công ty thay vì chỉ dựa vào tỷ suất P/E.

Kết luận

Tỷ suất giá cổ phiếu trên lợi nhuận là một dữ liệu hữu ích bất cứ khi nào nhà đầu tư muốn so sánh và đối chiếu hai công ty và cổ phiếu với nhau, tình hình tài chính cũng như một số yếu tố quan trọng khác có thể giúp xác định lợi tức tiềm năng trong tương lai của nhà đầu tư. Tuy nhiên, tỷ suất này không đảm bảo thành công 100%, bởi vì tỷ suất cũng tồn tại vài nhược điểm tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh trong ngành nghề tương ứng. Để tận dụng tối đa tỷ suất này, nhà đầu tư cần tiến hành nghiên cứu sâu rộng về doanh nghiệp và thị trường để quan sát tiềm năng và giá trị của cổ phiếu từ nhiều góc độ khác nhau.

Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.